Bản tin cập nhật dịch bệnh Covid19 (ngày 30/07/2020)

TP – Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 ngày 27/7, quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long thông báo, Việt Nam xuất hiện chủng virus gây COVID-19 mới, có sức lây lan nhanh so với các chủng trước đây.

Chủng virus mới lây lan nhanh

Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho hay, kết quả phân tích nguồn gene của virus từ các bệnh nhân cho thấy đây là chủng virus mới xuất hiện ở Việt Nam (trước đây nước ta phát hiện 5 chủng SARS-CoV-2 khác nhau). Chủng này có đặc tính lây lan nhanh hơn so với các chủng trước đây đã ghi nhận. Tuy nhiên, chưa có căn cứ xác định độc lực của virus này tăng lên so với các chủng trước.

Xác định chủng virus corona thứ 6 lây lan nhanh hơn trước

Kết quả phân tích nguồn gene từ các bệnh nhân Covid-19 ở Đà Nẵng cho thấy, Việt Nam ghi nhận thêm chủng virus mới, là chủng xâm nhập từ bên ngoài. Chủng này có đặc tính lây lan nhanh hơn so với các chủng trước đây đã ghi nhận. 

Như vậy, sau khi phát hiện năm chủng Covid-19 khác nhau lưu hành trên những bệnh nhân Covid-19 trong nước, với những ca bệnh vừa được xác định tại Đà Nẵng, Việt Nam xác định thêm chủng Covid-19 thứ 6. Hiện, Bộ Y tế đã đưa lên ngân hàng gene thế giới để so sánh

GS, TS Nguyễn Văn Kính, Chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam, nguyên Giám đốc BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, bản chất virus corona luôn có đột biến và hiện nay trên thế giới đã xác định được gần 99 chủng virus corona lan tràn trên thế giới. Việt Nam mới ghi nhận chủng thứ 6, còn quá ít so với các chủng này trên thế giới. 

Theo BS Kính, chủng mới có độ lây lan nhanh hơn rất nhiều nhưng độc lực so với virus ban đầu không tăng lên. 

“Với chủng virus mới có độ lây lan nhanh, sẽ có thêm nhiều người nhiễm Covid-19 nhưng chỉ 5% trong số đó diễn biến thành nguy kịch. Điều đó lý giải vì sao ở thế giới vọt lên một triệu ca trong ba ngày và cán mốc hơn 16 triệu ca mắc trong thời gian qua nhưng số tử vong đang dần được kiểm soát”, BS Kính nói. 

Khi xác định được độ lây lan của virus chủng mới, Việt Nam sẽ cố gắng truy vết, cách ly từ F0 đến F3, cắt đứt dường lây truyền để nó không lây lan nhanh. Những vùng có nhiều bệnh nhân thực hiện phong tỏa tạm thời quy mô nhỏ. Trong địa bàn có dịch phải giãn cách xã hội, tăng cường hoạt động dự phòng đeo khẩu trang thường xuyên, rửa tay, khuyến cáo người dân không tụ tập đông người. 

GS Kính khẳng định, thế giới còn ca bệnh thì vẫn có nguy cơ lọt ca bệnh vào Việt Nam. Nhưng chúng ta không hoang mang, không sợ hãi và phải bình tĩnh chiến đấu. “Chúng ta có kinh nghiệm giai đoạn 1 trong truy vết các ca bệnh. Về phong tỏa, chúng ta cũng đạt trình độ cao hơn, không cần phải phong tỏa cả nước như một số quốc gia. Chúng ta phong tỏa từng vùng có dịch để kiểm soát tình hình, giúp người dân yên ổn”, GS Kính cho hay. 

Tính đến 06h ngày 30/7: Việt Nam có tổng cộng 459 ca mắc COVID-19, trong đó 276 ca nhiễm nhập cảnh được cách ly ngay.

– Số lượng ca mắc mới trong cộng đồng tính từ ngày 25/7 đến nay: ghi nhận 43 ca.

Hiện tại ở khu vực Hà Nội đã có 5 BỆNH VIỆN Ở HÀ NỘI TỔ CHỨC KHÁM SÀNG LỌC, ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN COVID-19:

1. BV ĐỐNG ĐA
2. BV HÀ ĐÔNG
3. BV ĐỨC GIANG
4. BV THANH NHÀN
5. BV BẮC THĂNG LONG

Tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, mọi người nên tuân thủ các biện pháp phòng dịch Covid trong tình hình mới

1. Người dân chủ động thực hiện các biên pháp phòng chống viêm đường hô hấp cấp

2. Đeo khẩu trang đúng cách

3. Rửa tay bằng xà phòng đúng cách

4.  cách ngừa Covid-19 với lái xe công cộng

5. Hướng dẫn cách ly y tế tại nhà, nơi lưu trú

Nguồn: Tổng hợp